Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng tủ lạnh, tủ đông ngày càng tăng cao, việc duy trì và bảo dưỡng tủ lạnh định kỳ là vô cùng quan trọng. Tại Đắk Lắk, chúng tôi tự hào mang đến dịch vụ vệ sinh tủ lạnh/tủ đông chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện: Ea H’leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Bông, Krông Búk, Krông Pắc, Krông Ana, Buôn Đôn, Cư M’gar, Ea Kar, M’Đrắk, Cư Kuin và Lắk. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về dịch vụ của Điện lạnh Đắk Lắk, giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích và lý do nên chọn dịch vụ vệ sinh máy lạnh chuyên nghiệp.
ĐIỆN LẠNH ĐẮK LẮK CHUYÊN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ VỆ SINH TỦ LẠNH, TỦ ĐÔNG
TẠI SAO NÊN VỆ SINH TỦ LẠNH ĐỊNH KỲ?
Tủ lạnh hiện nay đang rất phổ biến tại các gia đình, công ty hay các cửa hàng, siêu thị….Do nhu cầu hoạt động liên tục trong thời gian dài nên tủ đông rất dễ gặp phải những hư hỏng không đáng có, lúc này việc bạn cần làm là tìm một địa chỉ tốt nhất để chăm sóc thiết bị.
Trong quá trình sử dụng, nếu không vệ sinh và bảo dưỡng tủ lạnh định kỳ thì bụi bẩn hoặc cặn bẩn có thể dính vào bộ phận làm mát. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của máy, gây hao phí điện năng tiêu thụ, thậm chí là bị hư hỏng. Ngoài ra, tủ lạnh là nơi bảo quản các loại thực phẩm và đồ uống, vì vậy chúng sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và virus phát triển.
Từ đó, chúng ta có thể ăn phải những thực phẩm bị nhiễm bẩn từ tủ lạnh, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì vậy, người dùng cần vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và virus, bảo vệ sức khỏe cho gia đình. Đồng thời giúp giữ cho bề mặt của tủ lạnh luôn sạch sẽ và tăng tuổi thọ của thiết bị.
Đến với Điện Lạnh Đắk Lắk bạn sẽ được nhận về dịch vụ cao cấp, chuyên nghiệp và đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của quý khách hàng.
KHI NÀO THÌ NÊN VỆ SINH TỦ LẠNH, TỦ ĐÔNG?
Tùy thuộc vào nhu cầu, tần suất sử dụng của gia đình mà chúng ta nên vệ sinh và bảo dưỡng tủ lạnh thường xuyên. Đối với các dòng tủ lạnh mới mua thì sau 1-2 năm chúng ta nên kiểm tra, bảo dưỡng. Đối với các tủ lạnh đã cũ thì định kỳ 3 – 6 tháng thực hiện 1 lần.
Hoặc những trường hợp khi bạn thấy tủ lạnh kêu to, đóng tuyết, chảy nước… thì đã đến lúc bạn cần phải sử dụng dịch vụ vệ sinh tủ lạnh rồi đó.
QUY TRÌNH VỆ SINH, BẢO DƯỠNG TỦ LẠNH, TỦ ĐÔNG TẠI ĐIỆN LẠNH ĐẮK LẮK
Bước 1: Ngắt nguồn tủ lạnh, lấy hết đồ trong tủ lạnh ra.
– Trong trường khách hàng không có hộp bảo bảo kỹ thuật viên sẽ cung cấp hộp xốp hoặc hộp bảo ôn để có thể bảo quản thực phẩm.
– Dùng khăn mềm có thấm một ít dung dịch tẩy rửa nhẹ để làm sạch khuẩn và vết bẩn cho bên ngoài, bên trong, và gioăng cửa tủ lạnh. Dùng khăn sạch ẩm để lau lại, loại bỏ hết hóa chất tẩy rửa.
Bước 2: Kiểm tra, vệ sinh thiết bị điện
– Dùng chổi lông mềm vệ sinh sạch sẽ main điều khiển, main công suất, tiếp điểm, có thể sấy nếu bề mặt có dấu hiệu ẩm ướt (lưu ý nhiệt độ sấy ≤ 50°C).
– Kiểm tra các jack cắm có bị move, lỏng, hỏng ngàm.
– Kiểm tra dây điện có bịt hở, đứt hay không.
– Kiểm tra, vệ sinh điện trở nhiệt xả băng, cảm biến nhiệt độ, timer xả băng.
– Kiểm tra, đo điện trở, điện trở cách điện máy nén.
– Kiểm tra rơ le khởi động, rơ le bảo vệ của máy nén.
– Kiểm tra, vệ sinh, tra dầu bôi trơn quạt gió bộ trao đổi nhiệt.
– Kiểm tra, vệ sinh bộ điều khiển nhiệt, cảm biến nhiệt trong tủ lạnh.
Bước 3: Kiểm tra, vệ sinh thiết bị điện
– Dùng chổi lông mềm vệ sinh sạch sẽ main điều khiển, main công suất, tiếp điểm, có thể sấy nếu bề mặt có dấu hiệu ẩm ướt (lưu ý nhiệt độ sấy ≤ 50°C).
– Kiểm tra các jack cắm có bị move, lỏng, hỏng ngàm.
– Kiểm tra dây điện có bịt hở, đứt hay không.
– Kiểm tra, vệ sinh điện trở nhiệt xả băng, cảm biến nhiệt độ, timer xả băng.
– Kiểm tra, đo điện trở, điện trở cách điện máy nén.
– Kiểm tra rơ le khởi động, rơ le bảo vệ của máy nén.
– Kiểm tra, vệ sinh, tra dầu bôi trơn quạt gió bộ trao đổi nhiệt.
– Kiểm tra, vệ sinh bộ điều khiển nhiệt, cảm biến nhiệt trong tủ lạnh.
Bước 4: Kiểm tra, bảo dưỡng đường gas làm lạnh, kết cấu khung vỏ
– Kiểm tra, vệ sinh đường ống đồng, dàn tản nhiệt, kiểm tra các dấu hiệu gỉ sét, vết dầu loang, rò rỉ gas nếu có.
– Kiểm tra hiện tượng ăn mòn, gỉ sét của khung vỏ máy. Vệ sinh sạch, sơn lại các chỗ bị gỉ sét. Thay thế trong trường hợp mức độ ăn mòn quá lớn.
– Kiểm tra độ chắc chắn của bản lề cửa, căn chỉnh, siết lại các ốc vít nếu có hiện tượng rơ, lỏng.
Bước 5: Lắp ráp lại tủ lạnh và tiến hành kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị
– Lắp lại các linh kiện như ban đầu, điều chỉnh nhiệt độ.
– Lắp đặt chắc chắn các đầu kết nối điện.
– Kiểm tra sự rò rỉ điện khi hoạt động bằng đồng hồ vạn năng, bút thử điện.
– Kiểm tra dòng, nhiệt độ hoạt động của tủ lạnh.
Những lợi ích của việc thực hiện vệ sinh tủ lạnh định kỳ
Đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe gia đình
Bằng cách loại bỏ vi khuẩn, mảnh thức ăn thừa và chất bẩn trong tủ, ta có thể giảm nguy cơ nhiễm khuẩn thực phẩm và các vấn đề tiêu hóa. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những thực phẩm tươi sống và thực phẩm dễ hỏng.
Tiết kiệm năng lượng và gia tăng tuổi thọ của tủ lạnh
Khi tủ được làm sạch, các cửa vào và lỗ thông hơi không bị tắc nghẽn, cho phép lưu thông không khí tốt hơn. Điều này giúp nó hoạt động hiệu quả hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
Giữ cho thực phẩm tươi ngon lâu hơn và ngăn ngừa mùi hôi
Khi tủ của bạn được làm sạch, không còn mảnh thức ăn thừa hay chất thải gây mất hương vị và làm nảy sinh mùi khó chịu. Điều này giúp thực phẩm được bảo quản tốt hơn, giữ nguyên chất lượng và hương vị của chúng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.